Bạn đăng buồn rầu về chiếc laptop ngày càng chậm chạp trong quá trình sử dụng cũng như nâng cấp hệ điều hành, phần mềm và đang muốn nâng cấp ram để đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc đó.
Ram là gì
Ram là tên viết tắt của Random Access Memory – Bộ nhớ truy
xuất ngẫu nhiên. Nó là một vùng nhớ để chứa dữ liệu tạm thời của các chương
trình đang chạy trên laptop. Sau khi bạn tắt chương trình hoặc shutdown,
restart laptop, nó sẽ giải phóng hết các dữ liệu của chương trình đó. Vì thế
ram thường được dùng để chứa các dữ liệu đệm giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu
cho máy tính.
Khi nào nên nâng cấp ram laptop
Ram là nơi chứa dữ liệu của các chương trình đang chạy trên
laptop của bạn và nó sẽ giải phóng dữ liệu của chương trình đó khi bạn tắt đi. Khi
dung lượng trong ram bị sử dụng hết sẽ
làm laptop chạy chậm vì ram xử lý dữ liệu không kịp hoặc chương trình sẽ bị buộc
thoát ra để giải phóng dung lượng cho ram. Vì thế nếu bạn cần chạy nhiều chương
trình cùng một lúc hay sử dụng các chương trình có dữ liệu đồ sộ thì tốt nhất
hãy nâng cấp ram cho laptop đi nhé.
Các thông số quan trọng khi nâng cấp ram laptop
Loại ram
Chắc hẳn bạn đã nghe nói đến ram DDR2, DDR3 rồi nhỉ. Đó là tên của các thế hệ ram và
khe cắm của chúng được thiết kế hoàn toàn khác nhau.
![]() |
Ram laptop ddr2 và ddr3 khác nhau về rãnh giữa 2 khe cắm |
Có rất nhiều loại ram cho laptop: SDRam, DDRam, DDR2,
DDR3,…. Tùy từng máy mà laptop của bạn sẽ chạy ram DDR2, DDR3, hoặc DDR3L,… phải
đúng loại ram thì laptop của bạn mới hoạt động được nhé. Nếu gắn sai máy sẽ
không chạy hoặc tệ hơn có thế làm hỏng ram luôn đấy.
Bus ram
Băng thông, hay còn gọi là bus của ram được hiểu như số lượng
dữ liệu truyền đi trong một đơn vị thời gian. Băng thông càng lớn thì ram của bạn
càng nhanh vì lượng dữ liệu truyền đi trong ram nhiều hơn.
Băng thông của ram DDR2 thì thường là 533Mhz, 667Mhz,
800Mhz; DDR3 - DDR3L là 800Mhz, 1067Mhz, 1333Mhz, 1600Mhz; DDR4 là 1600Mhz,
1866Mhz, 2133 Mhz, 2400Mhz, 2666Mhz, 3200Mhz. Nếu bạn gắn them ram vào máy thì
phải gắn ram có bus bằng hoặc cao hơn ram cũ. Vì nếu bạn gắn ram có bus thấp
hơn, thanh ram còn lại sẽ tự động hạ bus xuống bằng với ram có bus thấp hơn để
chạy, điều đó sẽ làm giảm đi phần nào tốc độ laptop đấy. Nếu bạn thay thế ram
khác thì không cần quan tâm lắm đến điều này, cứ chọn bus cao hơn là OK rồi.
Để xem bus ram của laptop bạn đang dùng là bao nhiêu, hãy tải phần mềm CPU-Z rồi chạy chương trình lên. Bạn mở sang tab SPD và xem thông số Max Bandwidth. Bus ram = maxbandwitdh x 2
Để xem bus ram của laptop bạn đang dùng là bao nhiêu, hãy tải phần mềm CPU-Z rồi chạy chương trình lên. Bạn mở sang tab SPD và xem thông số Max Bandwidth. Bus ram = maxbandwitdh x 2
![]() |
Trong hình này bus ram sẽ là 667Mhz x 2 = 1333Mhz |
Mainboard có hỗ trợ kênh đôi (Dual Channel) hay không
Là kỹ thuật giúp tang tốc độ xử lý của ram. Hiện nay hầu hết
laptop đều có hỗ trợ chuẩn này nên bạn không cần lo lắng quá, nhưng nếu muốn chạy
được dual channel thì bắt buộc laptop của bạn phải gắn 2 thanh ram nhé.
Tự nâng cấp ram laptop
Sau khi đã hiểu hết về loại ram, bus ram của laptop thì bạn
đã có thể tự tìm mua cho mình một thanh ram rồi. Chỉ cần một chút khéo léo là bạn
có thể tự tay nâng cấp ram cho laptop của mình. Đọc bài hướng dẫn chi tiết nângcấp ram laptop để tìm hiểu thêm nhé.
Còn một cách để nâng cấp laptop tiết kiệm chi phí nữa là bạn hãy nâng cấp ssd cho laptop, tốc độ sẽ được cải thiện rất nhiều đấy.
Còn một cách để nâng cấp laptop tiết kiệm chi phí nữa là bạn hãy nâng cấp ssd cho laptop, tốc độ sẽ được cải thiện rất nhiều đấy.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ phần nào tự tin hơn đem laptop đi nâng cấp ram :)!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét